Tuất từ giã chị Năm và các thân chủ khác xong là đơn thân độc mã lên đường, lái chiếc xe Ford đời mới dự định vượt hơn ba ngàn cây số tới Los Angeles. Tuất có thể chọn đi xuyên một phần nước Mỹ, theo hướng từ Đông-Bắc xuống Tây-Nam, bắt đầu từ tiểu bang Minnesota, nằm ngay phía dưới tỉnh bang Manitoba nơi Tuất đang sinh sống. Tuy nhiên Tuất chọn hướng đi xuyên qua các tỉnh bang miền tây Canada, từ Manitoba, qua Saskatchewan, đến Alberta và sau cùng tới British Columbia, trước khi chạy dọc theo mấy tiểu bang nước Mỹ bên bờ Thái Bình Dương xuống tới thủ phủ người Việt tị nạn gần Los Angeles.
Tuất muốn khám phá xứ sở đang cưu mang mình, mà Tuất từng nghe mấy anh chị đi trước về kể lại thấy mà ham. Quả thật vậy, sau một ngày chiếc xe lăn bánh qua vùng đồng bằng phẳng lì tưởng chừng vô tận, với những dãy đất hoa màu trải rộng tận chân trời, lẫn những cảnh đồng hoang mênh mông sỏi đá, thì núi đồi hùng vĩ bắt đầu hiện dần ra trước mắt. Sau cùng Tuất đã đặt chân lên Banff, nơi mà Tuất nôn nóng muốn tới, một thị trấn nghỉ mát chênh vênh bên triền rặng núi hùng vĩ nổi danh của Bắc Mỹ, Rocky Mountain. Cảnh sắc thiên nhiên, non nước hữu tình như trong tranh vẻ.
Dưới bầu trời trong xanh, những hàng thông cao sừng sững trên sườn đồi dẫn dần xuống những hồ nước màu ngọc bích ở phía dưới đang lặng lẽ đắm mình trong cõi mộng. Trên bờ hồ Louis nổi tiếng, nhiều du khách Nhựt hăm hở di chuyển tới lui, quay sang bên này, rồi lại bên kia, chăm chú ngắm nhìn quang cảnh quanh hồ qua lăng kính những chiếc máy ảnh trên tay. Họ cố tìm một góc nhìn hoàn hảo nhứt, nhưng có vẻ đã không thể hài lòng với bất cứ một bức ảnh nào đã ghi lại. Cứ thế, trong khi mặt hồ thanh thản, tự tại, đắm mình trong tĩnh lặng, thì con người tò mò lại đi loanh quanh tìm cái trọn vẹn hơn, cái hoàn hảo hơn.
Tuất rảo mắt nhìn quanh, ngạc nhiên bắt gặp một cô gái Nhựt, không như những người xung quanh, cô đứng bất động bên một gốc thông, đăm chiêu nhìn mặt hồ, thỉnh thoảng ngước mặt lên đỉnh núi cao, in trên bầu trời xanh, theo dõi một cụm mây trắng. Tuất chợt nhớ đến Hoa, lúc nào như cũng chìm đắm trong thế giới riêng tư. Vài năm sau này dù đã nhận được thư nhà thường hơn nhưng Tuất chưa bao giờ được thư hồi âm của Hoa.
Tuất thắc mắc không biết hiện giờ Hoa đang làm gì. Bên kia dãy núi trùng điệp trước mặt là con đường tới biển, và ở bên kia bờ Thái Bình Dương là căn nhà màu rêu xanh. Khuất đằng sau hè, núp dưới tàn cây mít, chễm chệ trên khuôn giá ba chân là cái cối xay bằng đá ong. Cạnh bên có lẽ Hoa đang đứng xay bột phụ mẹ nàng làm bánh ít trần đem ra chợ bán. Cô gái Nhựt chợt di chuyển theo đoàn du khách đến một nơi khác. Tuất bàng hoàng nhìn quanh, buột miệng mượn câu ca dao trách cứ,
Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
Trọn ngày hôm sau Tuất lái xe vượt đèo đến Vancouver, một thành phố phồn thịnh, đông đúc dân cư, nằm bên bờ phía tây của xứ Canada. Sáng dậy Tuất xăng xái xuống phố tìm tới quán ăn mà các anh chị đến đây trước từng căn dặn là phải tới, để thưởng thức một tô phở Sài Gòn chính hiệu.
Trên con phố vắng, Tuất vừa lái xe, vừa để ý nhìn bảng hiệu của các cửa tiệm bên đường. À, đây rồi, Tuất hứng khởi kêu lên khi mấy chữ Phở Sài Gòn chợt đập vào mắt. Tim Tuất rộn ràng, nhưng không như tâm trạng một người đang trong cơn đói tìm được quán ăn, mà là một người khao khát tiếng Mẹ đẻ chợt thấy bóng dáng của Mẹ qua mấy chữ cái với đầy đủ râu ria, từ chữ O tròn như quả trứng gà tới chữ Ơ thì mang râu, từ dấu hỏi trắc tới dấu huyền bằng. Tuất có cảm tưởng như đã tìm lại được cái gì vô giá mà tưởng chừng đã không còn bao giờ gặp lại.
Từ hai hôm trước, lúc tới viếng Banff, Tuất đã để ý thấy ở nhiều nơi công cộng có các bảng tên đường và bảng hướng dẫn du khách viết bằng tiếng Nhựt, và trong lòng đã ao ước một ngày nào đó còn thấy cả tiếng Việt. Hôm nay có thể Tuất dễ tính nên đã mỉm cười toại nguyện sau khi nhìn thấy nổi bật giữa rừng bảng hiệu của những tiệm quán địa phương là ba chữ Phở Sài Gòn, như những cây thông của Nguyễn Công Trứ đứng giữa trời Bắc Mỹ mà reo3.
Bên trong tiệm rộng rãi, khang trang, lại trang trí rất Việt Nam, từ hai bức tranh đồng quê treo trên tường tới ba tấm sơn mài khoe nét đẹp quê hương qua hình ảnh ba cô gái Bắc,Trung, Nam. Tuất thảng thốt chợt tìm lại những hình ảnh quê nhà. Tuất càng ngạc nhiên và xúc động hơn với những âm thanh quen thuộc bủa vây quanh mình. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng nhạc, dù ồn ào như vỡ chợ, nhưng hình như lại chính là những thứ Tuất cần để lấp đầy khoảng trống trong lòng mấy năm nay.
Tiệm đông người, chỉ còn hai bàn trống. Một thanh niên trẻ, người Việt, đến nói tiếng Việt với Tuất, Dạ mời anh tới bàn số 6 ở bên kia. Tại sao một người Việt, vào quán ăn Việt, gặp một người đồng hương nói tiếng Việt, mà nghe lạ tai vậy, nghe ấm áp quá.
Tuất vừa ngồi vào bàn, bất ngờ có tiếng gọi, Anh Tuất, từ bàn kế bên. Trọng, con ông Hai Sang, mà Tuất có thời gian ngắn dạy kèm trước đây hớn hở chào Tuất. Sau vài giây định thần Tuất cũng nhận ra Trọng. Tuất trố mắt kinh ngạc, trong lòng trào dâng nỗi vui mừng khôn tả, nhưng khi ông Hai Sang ngồi bên cạnh quay lại nhìn, nụ cười chợt tắt lịm trên môi Tuất. Tuất cúi đầu sượng sùng nói, Thưa ông Hai. May mà ông Hai Sang đã cố ý hay vô tình quên chuyện Tuất vào nhà ông lấy lại thùng đồ nghề thợ máy vào ngày cuối ở Sài Gòn. Sau khi nghe con ông nhắc lại về người thầy cũ của nó, ông kêu Tuất qua ngồi chung bàn và vồn vã thăm hỏi.
Qua câu chuyện với ông Hai Sang, Tuất biết được khi ở Việt Nam ông còn có một tàu đi biển đánh bắt tôm để xuất cảng, và chính chiếc tàu đó đã đưa ông và gia đình rời Việt Nam vào cùng thời điểm với Tuất để đến Phi Luật Tân. Quan trọng hơn đối với Tuất là trong chuyến đi đó còn có gia đình ông Tư tài xế, hiện trông coi cửa tiệm bán đồ biển của ông Hai ở cách tiệm phở chỉ mấy căn phố. Không nghe ông nhắc đến Hoa, con gái ông bà Tư, nhưng Tuất không dám hỏi, sợ người ta nhìn thấu được tâm can mình.
Sau khi chia tay gia đình ông Hai, Tuất vội vã đến tiệm cá của ông bà ở gần đó.
Tuất gào lên từ ngoài cửa tiệm, khi vừa thấy bóng dáng ông Tư đứng sau quày tính tiền. Ông Tư giật mình, ngoái đầu lại, xoe mắt nhìn Tuất chầm chập:
- Dạ con đây ông Tư.
Tuất reo mừng, chạy tới ôm ông Tư, như gặp cha ruột. Ông Tư cảm động ứa nước mắt.
- Tụi tui nhắc tới cậu hoài, hổng biết bây giờ ra sao. Cậu đang ở đâu vậy?
Tuất kể sơ qua nơi ăn chỗ ở cho ông Tư biết. Ông nắm chặt hai tay Tuất, nhìn chầm chầm vào người Tuất từ trên xuống dưới như để tự thuyết phục người đứng trước mặt mình chính là Tuất bằng xương bằng thịt.
- Chà lâu dữ hén. Không dè mình ở chung một xứ mà hồi nào giờ hổng biết.
- Dạ, xứ này rộng quá ông Tư ơi. Nếu con có sức lái xe ròng rã cũng phải mất 2 ngày mới tới đây được.
- Mấy năm nay cậu làm gì ở bển vậy?
- Dạ có lúc con làm việc ở ga-ra sửa xe, như làm với chú Bảy hồi xưa vậy. Sau đó con đi học nghề sửa máy lạnh, và sống với nghề này mấy năm nay.
Tuất cố ý tránh nhắc tới những thăng trầm trên con đường ‘hoạn lộ’ của mình, nhanh nhảu nói tiếp:
Tuất nôn nóng muốn biết Hoa có theo ông bà đến đây không, hay hiện giờ cô ra sao, nhưng ngại không dám mở lời, Tuất bèn hỏi:
- Hồi nãy con tình cờ gặp ông Hai với thằng Trọng nên mới biết ông Tư, bà Tư làm việc ở đây. Không biết có ai phụ hai ông bà?
Tuất mừng trong bụng khi nghe ông Tư nhắc đến Hoa, nhưng không dám để lộ ra ngoài. May quá ông Tư gọi bà Tư từ phía sau tiệm ra gặp Tuất, và hai ông bà căn dặn đi, căn dặn lại, là chiều nay Tuất làm thế gì cũng phải tới nhà ăn cơm. Làm sao Tuất dám từ chối!
Việc trước tiên Tuất làm là đến tiệm rượu mua một chai Ông Già Chống Gậy (Rượu Scotch whisky hiệu Johnnie Walker, có hình người đàn ông cầm ba-ton) để chiều mang theo biếu ông Tư. Còn phần bà Tư và Hoa, Tuất nghĩ đi nghĩ lại không biết phải chọn quà như thế nào. Sau cùng, học theo cách người Canada, Tuất mang một bình hoa hồng đến.
Gia đình ông Tư sống trong một chung cư có lẽ đông người Việt, Tuất nghĩ, vì gần tới nơi mùi thịt kho, cá kho, và cả mùi dầu mỡ chiên chả giò trong không khí đã bay vào tận mũi. Tuất lấy thang máy lên lầu tư, đến gõ cửa phòng. Cửa mở, Hoa lặng người, giương to mắt, thảng thốt nhìn Tuất. Tuất dù biết trước sẽ gặp Hoa, nhưng không hề chuẩn bị cho giây phút đột ngột này, nên kinh ngạc không kém. Trái tim như muốn thoát khỏi lồng ngực. Thời gian ngừng trôi, trái đất ngừng quay, cho hai cõi lòng bắt kịp những năm tháng mộng mơ, trước khi quay về với thực tại.
Sau cùng Hoa cũng thốt lên thành lời, nhưng chưa dám tin là thật. Té ra ông bà Tư cũng học được văn hóa ‘surprise’ của Canada, muốn tạo cho con gái mình một bất ngờ thú vị, nên chỉ báo cho Hoa biết chiều nay nhà có khách ở xa đến dùng cơm.
Tuất cố nén xúc động, tươi cười đáp.
Bốn người, sau nhiều năm xa cách, lại có dịp quay quần bên nhau trong một bữa ăn. Những ngày tháng cách trở dường như đã mang họ đến gần với nhau hơn qua những nhớ nhung, nhung nhớ. Thời gian trong trường hợp này đã vú chín trái ngọt tình thâm mà họ dành cho nhau nhiều hơn. Khác xưa chăng là ông Tư không còn độc ẩm, một mình bên xị đế, mà đã có dịp chén tạc chén thù với thằng rể trong lòng ông bao lâu nay. Sau vài từng Ông Già Chống Gậy, ông Tư đã rớt gậy lúc nào không hay, choàng tay ôm vai bà Tư, nhìn Tuất nhè nhè nói:
Tuất để ý thấy Hoa không giận dỗi rời bàn ăn như xưa, sau lần nghe câu nói gán ghép tương tự của ông Tư. Lần này nàng chỉ e thẹn cúi đầu như chờ đợi một câu trả lời từ Tuất. Tuất ngày nay đã không còn là Tuất của năm nào, chàng nhanh nhảu đáp:
Phải là dân từng trải, từng đầu quân lên ‘bắc cực’ làm ‘thợ hầm mỏ’, lại còn tung hoành một thời dưới trướng Ông Trùm C., mới có thể nghĩ ra cái đòn đá trái banh ông Tư giao sang cho Hoa như vậy.
Nàng đâu dễ cắn câu. Thiệt là kẻ tám lạng người nửa cân đây mà.
Hôm sau Tuất đến đón Hoa đi viếng công viên Stanley, một khu vườn nổi tiếng trên thế giới và là một điểm thu hút du khách đến Vancouver. Có đầm, hồ, chim chóc để xem. Có những vườn hoa thơm cỏ lạ để ngắm. Có cây thông, cây tùng, cây phong trăm tuổi để chiêm ngưỡng. Nhưng không, đôi uyên ương chọn một nơi thanh vắng, ngồi trên bãi cỏ xanh, đem giỏ trái Anh đào (trái cherry) mà họ mang theo ra thư thả thưởng thức hương vị của từng trái tươi, nhẵn bóng, đỏ mọng.
Họ dõi mắt ra hướng biển cả xa xăm mà lòng quấn quyện, gắn bó với nhau hơn bao giờ hết.
- Từ ngày đến đây em làm gì vậy. Kể cho anh nghe.
- Cực cho em quá.
- Dạ cũng hổng cực gì hơn hồi còn ở Việt Nam. Lại kiếm được tiền phụ ba má. Nhưng may, sau vài năm có một chị bạn làm việc ở ngân hàng giới thiệu cho em vào làm bank teller (giao dịch viên ngân hàng).
- Đỡ cực hơn hả? Nhưng phải đứng cả ngày.
- Chuyện đứng cả ngày em không lo, chỉ sợ cướp.
- Xứ này bình yên, cướp đâu mà cướp.
- Tại anh không biết đó thôi, em mới xin thôi việc cũng vì lý do đó.
- Thiệt hả?
- Anh biết không, chỉ trong sáu tháng đầu training (ý nói trong thời gian được huấn luyện) mà ngân hàng em bị cướp hai lần. Em sợ quá xin nghỉ việc luôn.
Tuất ôm miệng cười rũ rượi. Sao số kiếp tụi mình lận đận vậy, Tuất nghĩ, và định phun ra phèo phèo cho Hoa nghe hết về con đường ‘hoạn lộ’ của mình, nó cũng same, same (tương tự), nhưng Tuất đã kịp thời nghĩ lại mà không nói ra, tránh cho Hoa thêm một mối lo. Hoa ngạc nhiên trách:
- Anh còn cười người ta nữa.
- Anh xin lỗi, không phải cười em. Anh cười cái số lận đận đó mà. Nhưng coi như mình đã tống khứ cái xui một lần cho hết. Bây giờ bắt đầu hên lên rồi đó.
- Em cũng tưởng vậy. Mấy năm nay em làm việc tại một ngân hàng khác gần đó. Dè đâu, tới tháng trước, cũng bị cướp. Lần này TV cũng có loan tin. Anh ở bển thấy không?
- Anh bận làm việc nên ít khi rảnh coi TV.
- Từ đó em sợ quá, xin nghỉ việc và tính giải nghệ luôn. Kiếm nghề khác làm ăn.
- Chắc tại mình xui gặp vùng ít an ninh.
- Mấy đứa bạn em cũng nói vậy. Hổng chừng em nên tìm việc làm ở mấy vùng an toàn hơn.
Tuất chợt nói,
Hoa cảm động nhìn Tuất. Lạ lùng thay Tuất đã buông lời tưởng chừng chỉ theo bản năng bảo vệ người yêu, nào ngờ, trong khoảnh khắc đã lóe lên một ý nghĩ trong đầu. Tuất mỉm cười bí ẩn,
- Anh này kỳ cục không. Ai nói theo anh về Winnipeg hồi nào. Bộ anh muốn bắt cóc người ta hả.
Hoa cúi đầu e thẹn, đôi má ửng hồng, nghe Tuất gọi ông bà Tư là ‘ba má’ ngọt sớt. Tuất kể cho Hoa nghe một dự án tương lai chợt đến trong đầu mình. Tuất sẽ quay về Winnipeg sang lại tiệm Neo của chị Năm, trở qua đây làm đám cưới, sau đó rước dâu về Winnipeg. Hai vợ chồng làm ông bà chủ tiệm Neo.
Thiệt hả anh, Hoa thỏ thẻ. Tuất hứa sẽ cố gắng. Hai người tiếp tục thả từng trái Anh đào vào miệng, tận hưởng vị ngòn ngọt, chua chua, với cảm giác mát rượi như ngọn gió giữa trưa hè, như để đền bù những ngày tháng nhớ nhung, nóng lòng mong đợi nhau, lại như chào mừng những ngày tương lai đầy hứa hẹn do chính họ cùng nhau xây đắp. Trên đường về nhà, giọng hát quen thuộc của Lynn Anderson của thập niên trước chợt phát lên từ cái radio trên xe Tuất:
… I never promised you a rose garden
Along with the sunshine
There's gotta be a little rain sometimes 4 …
Tuất vốn rất thích bản nhạc này, và ở thời điểm hiện tại nó còn mang tín hiệu mà Tuất muốn nhắn nhủ với Hoa nhưng chưa tìm ra lời. Tuất chỉ tay vào radio nói,
Hoa cảm động gật đầu, biết Tuất quan tâm tới mình, lo mình sẽ thất vọng nếu giấc mơ của hai người không thành hiện thực như mơ ước. Tuất thầm cám ơn cái radio đã cho mình cơ hội nói lên điều ray rứt trong lòng từ khi hai người còn ngồi dệt mộng trong công viên. Sau nhiều sóng gió trong cuộc đời Tuất không khỏi trở nên thận trọng hơn.
Hoa chợt hỏi,
- À, em quên hỏi cơ duyên nào đưa anh đến đây vậy.
- Anh định qua Little Saigon cho biết.
Nhưng qua ngày hôm sau Tuất đã lên đường về Winnipeg. Tình yêu là cảm giác trọn vẹn trong tim. Tuất không còn thiết tha với những thu hút của Little Saigon. Tuất không còn là những du khách xách máy ảnh đi tìm cái trọn vẹn, hoàn hảo để ghi lại. Vì nó đã ngự trị trong tim Tuất.
Nhờ trời, hay như Hoa thường nói lập công mấy lúc sau này, là nhờ tình yêu của nàng, mà mọi việc từ đó được hanh thông. Mọi điều thuận lợi. Tuất sang tiệm xong ở Winnipeg, quay lại Vancouver làm đám cưới, rộn ràng đưa nàng về dinh, và mọi chuyện cứ như thế êm đềm trôi vào quá khứ. Từ niềm hạnh phúc chào đón đứa con đầu lòng, Nghĩa, rồi đứa thứ hai, Nhân. Từ nỗi vui mừng nhưng không ít lo lắng khi khai trương tiệm Neo Búp Măng đầu tiên, đến niềm phấn khởi tự tin hơn khi khai trương tiệm Neo Búp Măng 2, và sau cùng là tiệm Neo Búp Măng 3 vừa khánh thành được hơn tuần nay, một sự kiện được đưa tin trên báo chí địa phương và nhiều người biết đến.
* *
*
Tuất vừa trải qua một giấc mơ dài, lục lại những kỷ niệm chôn sâu trong từng ngăn kéo của ký ức để thử tìm câu trả lời về một sự kiện hay biến cố quan trọng đã đánh dấu một khúc quanh trong cuộc đời Tuất, mà cô ký giả Ann Blankart đã hỏi trong buổi phỏng vấn mấy ngày trước. Hôm đó với bản tánh hóm hỉnh, Tuất đã nghĩ ngay tới ‘Cái đèn pin’, nhưng việc mất cái đèn pin để phải bỏ quê lên thành, làm sao có thể so được với việc bỏ nước ra đi, dù là ngẫu nhiên.
Tuy nhiên nhìn lại đoạn đường dài đã đi qua, từ trong sâu thẳm tâm hồn Tuất đã dần dà cảm thấy những biến cố gọi là đổi đời chẳng qua cũng chỉ là những hòn sỏi đá bên đường, có thể khiến con người trượt chân vấp ngã trong nhứt thời, hay dẫu đó là những tảng đá lớn ngăn đường, cũng chỉ buộc con người phải thay chiều đổi hướng thôi. Mọi việc rồi cũng qua đi. Dòng đời tiếp tục trôi. Hành trang lưu lại mãi trong cuộc hành trình tiếp theo chẳng phải là một lu nước ngọt bên đường mà chúng ta tình cờ tìm gặp vào một buổi trưa hè trước cổng nhà một người tử tế chưa từng quen biết sao. Gắn bó với chúng ta mãi, định hình từng bước đi trên đường xa, đường dài chẳng phải là mái ấm gia đình thuở nhỏ, tình yêu lúc trưởng thành, và tình thương yêu tha nhân sao. Còn đó những nghĩa cử của người bản xứ mà Tuất âm thầm ghi lại trong các bức thư gởi về cha mẹ. Hay một kỷ niệm mà tới nay sau hai mươi năm, Hoa vẫn thường chia sẻ với Tuất trong niềm cảm kích vô bờ. Đó là vào ngày đầu Hoa tới làm việc tại một hãng may do sở di trú giới thiệu, mấy chị em thợ may người Phi Luật Tân, mà Hoa chưa hề quen biết, chưa một lần gặp mặt trước đó, đã vây quanh giúi tiền vào tay Hoa, người một đồng, kẻ hai đồng, trước sự ngỡ ngàng của nàng. Chiều lại, từ lúc rời xưởng may, Hoa nôn nả về nhà gặp mẹ để khoe 24 đồng tiền nhận được từ tha nhân. Bà Tư chặc lưỡi lập đi lập lại: Người ta tử tế quá hả con. Mình phải biết nhớ ơn người ta nha con.
Tuất rời bàn làm việc, đến đứng bên khung cửa sổ, tiếp tục nhìn ra bên ngoài nền tuyết trắng sau tiệm Neo Búp Măng 3 của vợ chồng anh. Leng keng, leng keng … Tiếng chuông cửa run lên báo tin có khách hàng đến. Tuất bước vội ra phòng ngoài chào khách, thầm nghĩ may mà có một người thợ neo vừa đến trước.
Tuất nở nụ cười rạng rỡ đón chào người khách mở hàng, ông Thị Trưởng quen thuộc. Ông và phu nhân đã từng đến tiệm Neo đầu tiên của vợ chồng Tuất từ thuở ông còn là Nghị viên Thành phố. Lúc đầu là để ủng hộ cho cái business (việc làm ăn) của vợ chồng Tuất, nhưng bây giờ là vì có nhu cầu, theo lời ông nói, do ‘cái bụng của ông cản trở con đường ông tìm đến bộ móng chân.’ Sau khi thợ bắt đầu phục vụ ông Thị Trưởng, Tuất bước vào văn phòng lo việc sổ sách cho 3 tiệm ‘Nails’.
Hoa mở cửa phòng bước vào,
- Anh coi tiệm nha. Em đưa hai đứa nhỏ đi học. Nghe radio nói trường hôm nay có mở cửa.
- Em lái xe cẩn thận, coi chừng đường sá trơn trợt.
Tuất nhìn theo Hoa, chợt buột miệng nhẩm đọc bài thơ đã ấp ủ trong lòng từ lâu.
Ai về lục tỉnh mà coi,
Nước con sông Hậu tưới đồng An Giang.
Ban đêm đom đóm lập lòe,
Bình minh lố dạng con chim chích chòe khua mỏ hót vang.
Chiều về bên núi Cô Tô,
Thì thầm gởi ráng hoàng hôn mộng vàng.
Hữu tình một chuyến đò ngang,
Trời ban cô vợ đảm đang thiếp chàng.
- Hết -